NỘI DUNG ÔN TẬP LUẬT HÌNH SỰ 1
Bài 1 (tham khảo)
1. Những nội dung chính:
a. Lý giải luật Hình sự Việt Nam là một ngành luật độc lập (có đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh riêng).
b. Các nguyên tắc cơ bản của luật Hình sự VN (nguyên tắc pháp chế, dân chủ, nhân đạo).
2. Áp dụng:
Xem xét các nhận định sau là đúng hay sai và giải thích:
Khoảng 14h ngày 25/4/2015, biết người yêu là Đào Thị Lam cùng với 2 nữ sinh cùng phòng trọ đóng cửa đi chơi, Võ Duy Điệp đã gọi điện rủ Lam về phòng trọ rồi cùng nhau đi chơi riêng. Sau khi để bạn gái ngồi chơi ở quán nước rồi bịa chuyện phải đi có việc gấp, Điệp đã trở về phòng trọ của Lam và lấy đi 2 chiếc máy tính xách tay. Điệp mang máy tính xách tay lấy được gửi nhờ ở nhà người quen rồi quay ra quán nước đi chơi cùng người yêu. Khi đi chơi về, hai nữ sinh ở cùng phòng trọ với Lam phát hiện mất 2 chiếc máy tính xách tay và trình báo sự việc cho Công an phường Nghĩa Chánh, tỉnh Quảng Ngãi. Sau 5 tiếng bị tố giác, đối tượng Điệp đã bị bắt. Tuy nhiên, Lam và hai bạn cùng phòng do trước đó đã nhiều lần đi ăn chè với Điệp nên thương tình, yêu cầu công an bỏ qua chuyện này.
Công an sẽ chấp nhận lời yêu cầu của Lam và hai bạn.
+ Hồ Văn Nông (SN SN 1996, ngụ xã Hành Minh, huyện Nghĩa Hành) và Lương Thị Kim Anh (15 tuổi) có quan hệ tình cảm, yêu thương nhau từ trước nên khoảng thời gian từ đầu tháng 01/2015 đến ngày 07/3/1015, Hồ Văn Nông đòi quan hệ tình dục và được Kim Anh đồng ý nhiều lần. Tại thời điểm giao cấu lần gần nhất, Lương Thị Kim Anh mới 15 tuổi 4 tháng. Đến ngày 08/3/2015, gia đình Kim Anh biết sự việc và làm đơn tố cáo Hồ Văn Nông đến Công an huyện Nghĩa Hành và yêu cầu Nông phải bồi thường cho “đời” của con gái của họ là 100 triệu đồng.
Tòa án sẽ áp dụng Luật hình sự để giải quyết quan hệ giữa Nông và Kim Anh.
1. Những nội dung chính:
a. Cấu trúc của Bộ luật hình sự (vĩ mô và vi mô).
b. Hiệu lực của Bộ luật hình sự:
+ Về không gian;
+ Về thời gian.
c. Hiệu lực hồi tố của Bộ luật hình sự.
d. Giải thích LHS.
2. Áp dụng:
a. Xem xét các nhận định sau là đúng hay sai và giải thích:
+ Micheal Jackson là người Mỹ, qua Somali hiếp dâm em gái da đen.
Micheal có thể bị xử lý hình sự theo Luật hình sự Việt Nam.
+ Ngày 29/5/2016, Hiều cho Phương mượn dao để đâm Minh. Tuy nhiên, đợi đến tháng 7/2016 Phương mới có cơ hội ra tay.
Hành vi của Hiền và Phương sẽ bị truy cứu TNHS theo Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009.
+ Ngày 30/6/2016, Phạm Thanh Hải đã có hành vi tham ô 100 triệu đồng.
Hành vi phạm tội của Hải sẽ bị truy cứu TNHS theo Bộ luật hình sự năm 2015.
b. Giải quyết tình huống:
Ngày 13/7/2016, Lê Thanh Hùng, 15 tuổi 7 tháng, do cạnh tranh bạn gái cùng lớp với Trần Trung Hiếu nên đã đánh Hiếu gãy răng cửa. Hùng nói: “Mày rụng hết răng cửa, bít cửa cạnh tranh với tao nghen con. Tao đánh mày vậy cũng không bị truy cứu TNHS đâu. Ba tao là luật sư nói vậy!” Được biết, tỷ lệ thương tật của Hiếu là 12%.
Tay luật sư nói với con vậy có đúng không? Tại sao?
1. Những nội dung chính:
a. Khái niệm tội phạm và các dấu hiệu của nó (tính nguy hiểm cho xã hội, tính trái PL hình sự, tính có lỗi, tính chịu hình phạt).
b. Phân loại tội phạm theo khoản 2,3 Điều 8 BLHSVN hiện hành.
c. So sánh tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật khác.
2. Áp dụng:
a. Xem xét các nhận định sau là đúng hay sai và giải thích:
+ A giết người thì dù có lỗi hay không cũng bị truy cứu TNHS.
+ B bị tòa án áp dụng hình phạt thì chắc chắn hành vi của A là tội phạm.
+ Hành vi hiếp dâm của người không có NLTNHS không thể bị coi là tội phạm.
b. Xử lý tình huống:
Ngày 13-12-2014, ông Lê Văn Hùng và vợ là bà Ngô Thị Đẹp tổ chức đám cưới cho con gái Lý Thị Thu (vừa tròn 16 tuổi) với chú rể là anh Lê Ngọc Hải (21 tuổi). Cuộc hôn nhân này không xuất phát từ sự tự nguyện của Thu. Cô bị ép lấy chồng sau khi cha mẹ chấp nhận lời cầu hôn từ phía nhà trai. Qua tìm hiểu của chính quyền địa phương thì dù Thu chưa chịu lấy chồng khi tuổi còn nhỏ nhưng em đã bị cha mẹ ép buộc.
Việc này, UBND hai xã nơi chú rể và cô dâu cư trú đã nhiều lần cử cán bộ đến động viên ngừng lễ cưới nhưng cả nhà gái và nhà trai đều bất hợp tác. Chính bà Đẹp và ông Hùng đã không chịu ký vào biên bản đề nghị dừng đám cưới chờ khi Thu tròn 18 tuổi. Vì vậy, UBND xã buộc phải lập hồ sơ xử lý hành chính về hành vi vi phạm.
Dù vậy, sau đó, bà Đẹp vẫn bắt con gái nghỉ học sang nhà ông Hùng làm dâu và một năm sau thì sinh được một bé trai.
Vậy, có xử lý hình sự ai trong vụ này không? Tại sao?
1. Những nội dung chính:
a. Khái niệm CTTP.
b. Các đặc điểm của CTTP (do luật định; có tính đặc trưng, phổ biến).
c. Phân loại CTTP (theo tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi và đặc điểm cấu trúc).
2. Áp dụng:
a. Xem xét các nhận định sau là đúng hay sai và giải thích:
+ Bất kể tội phạm nào cũng phải thoả mãn đồng thời bốn dấu hiệu (khách thể, khách quan, chủ thể, chủ quan).
+ Nếu người phạm tội đã gây ra hậu quả thì tội phạm mà người đó thực hiện phải là tội phạm có cấu thành tội phạm vật chất.
+ Khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự là cấu thành tội phạm cơ bản.
+ Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (Điều 202 BLHS) là tội phạm có cấu thành tội phạm vật chất.
+ Nguyễn Thị Lan là một nhân viên đưa thư đã bị xử lý kỷ luật một lần về hành vi chiếm đoạt thư của người khác, nay lại chiếm đoạt thư của người khác một lần nữa.
Vậy, hành vi phạm tội của Lan được xác định là thuộc khoản 1 Điều 125 BLHS.
b. Xử lý tình huống:
Ngày 1/4/2013, Võ Văn Thắng (SN: 29/4/1989) chạy xe gắn máy đến đại lý vé số trên đường Nguyễn Tất Thành, phường Hướng Dương, quận A, thành phố B, do chị Nguyễn Hoàng Anh làm chủ, hỏi mua 150 tờ vé số loại 10.000 đồng. Sau khi cầm vé số, không trả tiền, Thắng gồ ga vọt mất. Những người đi đường gần đó đã rượt theo và tóm được Thắng. Trong quá trình bỏ chạy, Thắng đã làm rách hai tờ vé số mang ký hiệu AS00725 và AD34578.
Kết quả xổ số kiến thiết thành phố B thông báo rằng tờ vé số mang ký hiệu AS00725 trúng giải đặc biệt 3 tỷ đồng.
Anh (chị) hãy phân loại cấu thành tội phạm của hành vi phạm tội mà Thắng đã thực hiện? (dựa trên đặc điểm cấu trúc và tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm)
1. Những nội dung chính:
a. Khách thể của tội phạm theo LHSVN.
b. Phân loại khách thể (chung, loại, trực tiếp).
c. So sánh khách thể với đối tượng tác động của tội phạm.
2. Áp dụng:
a. Xem xét các nhận định sau là đúng hay sai và giải thích:
+ Tất cả các quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại được gọi là khách thể chung của tội phạm.
+ Nếu hành vi không gây thiệt hại cho khách thể trực tiếp của tội phạm thì hành vi đó không cấu thành tội phạm.
+ Tội phá hoại cơ sở vật chất-kỹ thuật của nước CHXHCNVN xâm hại khách thể trực tiếp là cơ sở vật chất của Nhà nước.
b. Giải quyết tình huống:
1. Trần Văn Minh, 24 tuổi, tổ 6 phường Ninh Xuân, thị xã Tuyên Quang, một hôm thấy chị Đoàn Thị Vân là người yêu cũ của mình đi chơi với anh Nguyễn Văn Hải nên máu ghen nổi lên. Minh về nhà lấy dao nhọn và rủ thêm Mạnh và Trọng Hải cùng đi để chứng kiến việc chị Vân không chung thuỷ với mình. Khi đến chỗ anh Hải và chị Vân, Minh quát: “Chúng mày ngồi làm gì ở đây? Đồ khốn nạn!” Nghe tiếng quát, anh Hải bỏ chạy liền bị Minh hô to: “Đứng lại”. Do thấy Minh cầm dao nên Hải sợ và đứng lại. Minh ra lệnh cho Hải: “Cỡi quần áo, tháo đồng hồ, nhẫn vàng đưa đây cho tao và quỳ xuống”. Anh Hải hoàn toàn sợ hãi và bắt buộc phải làm theo ý của Minh. Anh Hải vừa sợ vừa xấu hổ, van xin Minh cho mặc quần lót để về nhà. Còn Minh thì mang toàn bộ tài sản của Hải cùng Vân về nhà.
Ngay đêm hôm đó, Hải đã báo cáo toàn bộ sự việc với công an thị xã Tuyên Quang và Minh bị bắt. Số tài sản Minh mang về đã được thu hồi đầy đủ. Khi được hỏi vì sao lại hành động như vậy, Minh trả lời: “Vì ghen tức và nhằm làm nhục anh Hải, còn số tài sản giữ của anh Hải cốt để làm tang chứng báo với vợ anh Hải biết việc anh Hải có quan hệ với chị Vân chứ không có ý định chiếm đoạt”. Nguyễn Trọng Hải, Nguyễn Văn Mạnh và chị Đoàn Thị Vân cũng xác nhận như vậy.
Anh (chị) hãy xác định khách thể trực tiếp của hành vi của Minh.
2. Ngày 30/1/2015, Công an TP Ðà Lạt (Lâm Ðồng) cho biết vừa thực hiện lệnh bắt tạm giam ðối với Phan Lục Sõn Long (21 tuổi), ngụ tại ðýờng Ngô Quyền, TP Ðà Lạt ðể ðiều tra. Theo thông tin cho hay: Bị gia ðình nhà bạn gái cấm ðoán, không cho qua lại từ hai tháng nay, vào sáng ngày 19/1/2015, Phan Lục Sõn Long ðem theo một quả lựu ðạn giả có vỏ bằng nhựa tới nhà ngýời yêu là chị Nguyễn Bích Ðào (22 tuổi), tại khu chung cý Yersin, phýờng 9, TP Ðà Lạt, yêu cầu chị Ðào ra ngoài ðể y gặp. Thấy mẹ chị Ðào ra ngoài, Long yêu cầu chị Ðào phải ra ngoài gấp, nếu không sẽ ném lựu ðạn vào cho nổ tung nhà. Cùng lúc này, tay trái Long cầm lựu ðạn, tay phải cầm vào chốt an toàn. Do quá sợ hãi, mẹ chị Ðào bỏ chạy vào nhà, khóa trái cửa và gọi công an TP Ðà Lạt ứng cứu. Lực lựợng Công an TP Ðà Lạt ngay sau ðó ðã có mặt yêu cầu Long dừng hành vi, ðồng thời mời tới cõ quan Công an làm việc.
Trong vụ này, khách thể trực tiếp mà hành vi phạm tội của Long ðã thực hiện là gì?
1. Những nội dung chính:
Mặt khách quan theo LHSVN:
+ Các dấu hiệu thuộc mặt khách quan và ý nghĩa của nó trong hoạt động định tội và lượng hình (hành vi, hậu quả, mối quan hệ nhân quả, biểu hiện khác).
+ Phân biệt tội ghép, tội kéo dài, tội liên tục.
2. Áp dụng:
a. Xem xét các nhận định sau là đúng hay sai và giải thích:
+ Trong mặt khách quan của tội phạm, chỉ có dấu hiệu về hành vi khách quan mới là dấu hiệu bắt buộc ở mọi tội phạm.
+Hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm của tội giết người.
+ Phương tiện không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm.
b. Xử lý tình huống:
1. Phan Thông và Phan Văn Sum đang phơi lúa trên đường quốc lộ (dài khoảng 30m, lấn chiếm mỗi bên lộ khoảng 1m). Trần Văn Quốc chở anh Tài đi trên xe Honda, do không làm chủ được tốc độ, bất ngờ phát hiện anh Thông đang quay đảo lúa nên tránh sang bên trái đường đâm vào anh Đoàn Hưng chở Mai Xuân Thành (đi ngược chiều) gây tai nạn.
Kết quả giám định anh Mai Xuân Thành bị thương phải cắt 1/3 đùi trái, tỷ lệ thương tật là 61%, anh Hồ Ngọc Tài bị thương tỷ lệ thương tật 12%.
Theo anh (chị), Thông và Sum có phạm tội cản trở giao thông đường bộ (Điều 203) không? Tại sao?
2. Theo lời khai ban đầu của Hên và Mạnh Em, chiều 7-12/2015, cả hai cùng nhậu với một số anh người ở Long Sơn, sau đó, tiếp tục mua ma túy đá về sử dụng. Đến khuya cùng ngày, hai nghi can bàn nhau đi cướp tài sản nên lấy hai con dao và lên xe máy chạy lòng vòng. Khi đến đoạn cầu Ba Nanh (xã Long Sơn), cả hai gặp chị Trong đang đi xe máy phía trước liền đuổi theo. Mạnh Em lái xe ép xe chị Trong vào lề làm chị ngã xuống. Sau đó lần lượt Hên và Mạnh Em còn thực hiện hành vi hiếp dâm nạn nhân, rồi lấy đi điện thoại cùng 300.000 đồng của chị tẩu thoát. Chiều cùng ngày, chị Trong được người dân phát hiện đã chết tại một lùm cây, cách đường vào xã Long Sơn khoảng 20 mét (thuộc thôn Cát Hải, xã Tân Hải, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). Nạn nhân chết trong tư thế quần bị tụt xuống dưới gối. Về con dao gây án, Hên khai Mạnh Em đã vứt xuống sông Chà Và khi quay về Long Sơn. Ban đầu xác định, chị Trong chết do chấn thương sọ não.
Hãy xác định các hậu quả của tội phạm.
Bài 8: Chủ thể của tội phạm
1. Những nội dung chính:
a. Chủ thể của tội phạm theo LHSVN (tuổi, NLTNHS).
b. Năng lực TNHS trong trường hợp say rượu do dùng chất kích thích.
c. Chủ thể đặc biệt của tội phạm.
d. Pháp nhân và những nội dung liên quan đến pháp nhân chịu TNHS.
2. Áp dụng:
a. Xem xét các nhận định sau là đúng hay sai và giải thích:
+ Theo luật hình sự Việt Nam, bất kể người nào đủ 14 tuổi cũng phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội của mình.
+ Người phạm tội phải chịu TNHS.
+ Người mắc bệnh tâm thần hoặc bất kỳ một bệnh nào khác ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi thì không bị truy cứu TNHS về hành vi phạm tội của mình.
+ Mọi hành vi say rượu mà giết người đều phải chịu TNHS.
+ Pháp nhân khi thực hiện hành vi phạm tội cũng phải chịu TNHS.
b. Giải quyết tình huống:
1. Vì nghe theo lời bạn bè xấu, ngày 24/5/2003, Trương Tử Kha (sinh ngày 12/4/1990) đã dùng dao nhọn đâm chết Trần Đại Ngưu (12 tuổi) để cướp điện thoại di động. Theo sự mách bảo của bạn bè, Kha đã gia nhập vào nhóm “xã hội đen” và lẫn trốn khỏi sự điều tra của công an.
Hai năm sau, một trong số bạn của Kha là Phản bị công an bắt vì hành vi cướp giật. Qua khai thác, Phản đã khai ra hành vi của Kha lúc đó.
Theo anh (chị), Khai có bị truy cứu TNHS về hành vi của mình không? Tại sao?
2. Theo lời khai của bà Nguyễn Thị Thương (43 tuổi, nguyên phóng viên Đài phát thanh - truyền hình Bình Phước) với Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Phước, vào năm 2011 tại nhà riêng của mình, Nguyễn Viết San (SN 1981, ngụ tại xã Thiện Hưng, H.Bù Đốp, Bình Phước) gặp và bàn bạc với bà Hà Thị Huệ (SN 1976, nguyên Phó phòng Tiếng dân tộc Đài phát thanh - truyền hình Bình Phước) giúp San vào công tác tại Công an H.Bù Gia Mập (nơi ông Điểu Điều, chồng bà Huệ đang giữ chức Phó chủ tịch huyện). Do San không quen biết thân tình nên nhờ bà Thương đứng ra nhận tiền để giao cho bà Huệ. Tổng số tiền bà Thương đã nhận đủ 120 triệu đồng (không làm biên nhận), sau đó đã đưa trước cho bà Huệ 50 triệu đồng để “chạy” vào ngành công an. Việc giao 50 triệu đồng được bà Huệ viết biên nhận: “Hôm nay, ngày 8/9/2011 tôi tên Hà Thị Huệ nhận của chị Nguyễn Thị Thương 50.000.000 (năm mươi triệu đồng) để lo công việc cho Nguyễn Viết San. Nếu không lo được sẽ hoàn trả lại số tiền”. Cũng theo lời khai của bà Thương, một tháng sau khi nhận tiền và hồ sơ, bà Huệ đến đòi thêm 70 triệu đồng, nhưng do không chịu viết biên nhận nên bà Thương không đưa tiền. Do xin việc không được nên bà Thương nhiều lần đòi tiền để trả cho San, nhưng bà Huệ không trả. Mãi đến tháng 12.2012 bà Huệ mới trả lại tiền cho bà Thương.
Theo anh (chị), bà Huệ có phạm tội nhận hối lộ và bà Thương có phạm tội làm môi giới hối lộ không? Tại sao?
1. Những nội dung chính:
a Lỗi theo LHSVN:
+ Khái niệm;
+ Điều kiện xác định có lỗi;
+ Các loại lỗi;
+ So sánh các dấu hiệu giữa các loại lỗi.
b. Động cơ, mục đích phạm tội.
c. Sai lầm và TNHS trong LHS.
d. Sự kiện bất ngờ (Điều 11 BLHS):
+ Khái niệm (Điều 11);
+ Lý giải (không thể và không buộc thấy trước hậu quả);
+ So sánh trường hợp sự kiện bất ngờ với lỗi vô ý do cẩu thả.
2. Áp dụng:
a. Xem xét các nhận định sau là đúng hay sai và giải thích:
+ Một hành vi gây thiệt hại đáng kể cho xã hội thì bị xem là có lỗi.
+ Lỗi cố ý và vô ý khác nhau ở khả năng nhận thức được hậu quả của hành vi.
+ Tội trộm cắp tài sản có thể được thực hiện với lỗi cố ý gián tiếp.
+ Nếu không có mục đích gì thì hành vi giết người chỉ có thể cấu thành tội vô ý làm chết người.
b. Giải quyết tình huống:
1. Tuấn chạy xe cub 50 từ hướng Châu Đốc - Long Xuyên theo lề đường bên phải của mình với vận tốc tối đa khoảng 35 - 40 km/h (như rùa bò), trước khi đến đầu cầu kinh Ông Quýt thì Tuấn giảm tốc độ để qua cầu, khi đến đầu cầu thì thấy có 1 chiếc xe gắn máy (ông Hậu) chạy ngược chiều với vận tốc rất nhanh đâm qua giữa lề đường và 1 chiếc xe thứ 3 (ông Đạt) chạy phía sau bên lề phải với ông Hậu, khi ông Đạt chạy xe gần song song với xe của ông Hậu thì ngay lập tức xe của ông Hậu đâm qua lề đường bên Tuấn, cuối cùng tai nạn xảy ra. Sau khi tai nan xảy ra, Tuấn đi cấp cứu tại bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang bị gãy xương hàm, còn ông Hậu chết sau khi cấp cứu tại bệnh viện.
Hỏi Tuấn có lỗi không? Phân tích.
2. Hiền và Hưng là hàng xóm của nhau và thường chăn vịt trên cùng một cánh đồng. Một lần Hiền tát nước tại một đoạn mương để lấy thức ăn cho vịt, khi nước cạn chưa kịp lùa vịt xuống thì Hưng đã cho đàn vịt của mình ào xuống ăn mồi. Thấy vậy Hiền đuổi đánh Hưng trên đồng. Do đồng ngập nước nên Hưng không chạy nhanh được và ngã sấp mặt trên bờ ruộng. Lúc này Hiền đuổi kịp và dùng dao đâm vào đùi Hưng làm đứt động mạch. Hưng đã được mọi người đưa đi cấp cứu nhưng do đường xa nên Hưng đã chết.
Hỏi: Hiền phạm tội giết người (Điều 93) hay cố ý gây thương tích (k3Điều 104)? Tại sao?
1. Những nội dung chính:
a. Chuẩn bị phạm tội (khái niệm, trách nhiệm hình sự).
b. Phạm tội chưa đạt (khái niệm, các loại, trách nhiệm hình sự).
c. Tội phạm hoàn thành.
d. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.
2. Áp dụng:
a. Xem xét các nhận định sau là đúng hay sai và giải thích:
+ Chuẩn bị gây thương tích cho người khác phải chịu TNHS.
+ Muốn phạm tội nhưng chưa thực hiện được tức là phạm tội chưa đạt.
+ Chưa đạt chưa hoàn thành và chưa đạt đã hoàn thành khác nhau ở chỗ người phạm tội đã thỏa mãn mục đích của mình hay chưa.
b. Giải quyết tình huống:
Hỏi, A và B phạm tội ở giai đoạn nào? Phân tích.
2. Thấy em Vân (13 tuổi). ở một mình, Nở định “làm bậy” nên ôm em Vân đẩy vào phòng ngủ. Em Vân đạp vào cửa phòng gây tiếng động lớn khiến Nở sợ bị phát hiện, vội bỏ ra ngoài. Sau đó Nở quay lại, kéo nạn nhân vào phòng. Khi em Vân tri hô, Nở bịt miệng và sờ ngực Vân. Em Vân vùng vẫy, đạp Nở ngã ngửa. Sợ mọi người thấy, Nở bỏ đi.
Cơ quan điều tra đề nghị VKS phê chuẩn quyết định khởi tố Nở về tội hiếp dâm trẻ em. Ban đầu VKS cho rằng tuy Nở muốn hiếp dâm nhưng khi tấn công, Nở chỉ sờ vào ngực nạn nhân từ bên ngoài áo nên không phạm tội hiếp dâm trẻ em.
Theo anh (chị), ai đúng? Tại sao?
Bài 11: Đồng phạm
1. Những nội dung chính:
a. Những dấu hiệu của đồng phạm (mặt khách quan và chủ quan).
b.Các loại người đồng phạm (người thực hành, người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức).
c. Các hình thức đồng phạm (phân loại theo dấu hiệu chủ quan, khách quan).
d. Phạm tội có tổ chức.
e. Trách nhiệm hình sự trong đồng phạm (nguyên tắc chịu trách nhiệm chung, nguyên tắc phân hóa TNHS - chịu trách nhiệm độc lập).
f. Một số vấn đề có liên quan:
+ Chủ thể đặc biệt trong đồng phạm;
+ Xác định tội phạm trong đồng phạm;
+ Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trong đồng phạm;
+ Những hành vi liên quan đến đồng phạm cấu thành tội độc lập.
2. Áp dụng:
a. Xem xét các nhận định sau là đúng hay sai và giải thích:
+ A cho B mượn xe và sau đó B dùng xe của A đi cướp giật tài sản.
Trường hợp này A và B bị xem là có đồng phạm với nhau về tội cướp giật tài sản.
+ Đối với những tội phạm đòi hỏi dấu hiệu chủ thể đặc biệt, để được xem là có đồng phạm, những người trong đồng phạm không cần phải có dấu hiệu chủ thể đặc biệt.
+ A tổ chức cho B, C, D đua xe trái phép. Vậy, cả bốn bị xem là phạm tội có tổ chức.
+ Không cùng mục đích phạm tội thì không thể có đồng phạm.
+ Biết người khác chuẩn bị giết người mà không đi tố giác với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, kết quả dù người này không giết được người chúng ta cũng phải chịu TNHS.
+ A cho B mượn dao để đi chém C, kết quả B chém chết C và D. Vậy, A và B phải chịu TNHS về tội giết C và D.
1. 19 giờ ngày 6/3/2003[1], tại km số 72 + 900 đường 5A Hà Nội - Hải Phòng thuộc địa phận xã Phúc Thành A, huyện Kim Môn, Hải Hưng xảy ra một vụ tai nạn giao thông giữa xe ôtô biến số 15K – 1587 với xe môtô biển số 34-457HN. Anh Đỗ Đức Thịnh, người điều khiển xe môtô đã chết và anh Nguyễn Chí Kiên ngồi sau bị thương nặng. Cả hai đều là nhân viên của Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải - Hải Phòng có nhiệm vụ đem 2 kg vàng về Hải Dương thuê gia công đồ trang sức.
Trong khi xảy ra tai nạn, nhiều người trong thôn Dương Thái, xã Phước Thành A đã ra hiện trường xem, trong đó có Đỗ Văn Hoạ và Nho Văn Mạnh. Lợi dụng lúc đông người, trời tối nhá nhem, nạn nhân nằm bất tỉnh, mọi người gọi xe đưa nạn nhân đi cấp cứu, giấy tờ và tài sản của nạn nhân văng ra đường, Nho Văn Mạnh thấy một vật nặng to bằng bao thuốc lá, nhặt lên thấy nặng nên cho vào túi, Hoạ cũng nhặt được một vật tương tự.
Hoạ về nhà lấy vật ra xem thấy có đề chữ vàng 9999 và một số chữ nước ngoài Hoạ không đọc được. Lại nghe nói vụ tai nạn, hai nạn nhân có mất 2kg vàng. Hoạ biết mình đã nhặt được vàng nên lần lượt chặt ra từng miếng bán tiêu xài. Ngày 22/8/2004, Hoạ bị bắt.
Về phần Mạnh, cũng nghe vụ tai nạn có mất 2kg vàng. Mạnh đem vật đã nhặt được ở hiện trường ra và quả thật có đề vàng 9999. Mạnh đã đem 1kg vàng ra sau nhà vệ sinh chôn giấu. Hôm đó, Mạnh cũng bị bắt.
Cơ quan cảnh sát Điều tra đã kết luận Mạnh và Hoạ đồng phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản?
Anh (chị) có đồng ý không? Tại sao?
2. Khoảng 21 giờ ngày 15/10/2000, Phạm Lãi gặp Đặng Bá Sa (là bạn) và rủ về nhà mình chơi, Sa đồng ý. Lãi chở Sa bằng xe đạp về nhà mình. Giữa đường, do đường có nhiều “ổ gà” nên xe đạp của hai người bị đổ, Sa bị ngã. Cùng lúc có một thanh niên (tên Nguyễn Đăng Mạnh) cũng đi xe đạp mini Nhật từ phía sau đâm vào xe của Lãi. Sa ngồi dậy túm lấy tóc của Mạnh và đấm một cái vào giữa lưng. Lãi thấy thế cũng lao vào đấm Mạnh ngã lăn xuống bờ ruộng. Lãi bay theo bóp cổ Mạnh, còn Sa thấy xe đạp của Mạnh để đó nên lấy đạp đi luôn. Mạnh bị Lãi bóp cổ nên chống cự quyết liệt và la: “cướp, cướp…!”. Nhân dân trong làng nghe tiếng la liền chạy ra và đưa cả hai đến bệnh xá. Kết luận giám định pháp y cho thấy, Mạnh bị thương tích với tỷ lệ thương tật 2%.
Về phần Sa, sau khi lấy được xe đạp đã chạy về chòi canh cá (cách đó khoảng 1 km) ngủ đến sáng. Nghe tin Lãi bị mời về công an, Sa đã đi tự thú và nộp xe đạp để trả lại cho Mạnh.
Hỏi Lãi và Sa phạm tội gì? Tại sao?
3. Trần Tấn Lợi là chủ cửa hàng vật liệu xây dựng X. Ngày 16/3/2004, do xe của Lợi đang được Đức (một người làm công của Lợi) mang đi rửa nên Lợi lấy xe Wave Trung Quốc mang biển số 68-F3-9328 của Lê Minh Hận (là người làm công của Lợi) đi nhậu.
Đi đến Km thứ 15, Lợi quẹt phải một ông già đang đi xe đạp. Ông già bị ngã và chết ngay. Lợi cũng bị ngã xe và sau đó xe không chịu nổ máy. Lợi hoảng hồn quăng xe, trốn về cửa hàng.
Lợi kể hết mọi chuyện cho Hận nghe và nhờ Hận nhận là mình đã gây tai nạn. Lợi hứa sẽ chăm sóc vợ con của Hận chu đáo đến khi Hận ra tù. Do đã từng chịu ơn của Lợi và được Lợi hứa chăm sóc vợ con nên Hận đã đồng ý.
Kết quả, ngày 15/6/2004, Hận bị kết án 30 tháng tù giam. Sau khi Hận đi chấp hành hình phạt tù, Lợi thực hiện đúng lời hứa, thường xuyên đến thăm hỏi, cung cấp tiền cho vợ Hận (tên Liễu) để nuôi con. Sau nhiều lần đến nhà Liễu, Lợi phát sinh máu dê. Nhiều lần Lợi mang tiền đến cho Liễu vào ban đêm và đề nghị được ngủ lại. Tuy nhiên, Liễu không đồng ý. Đêm 13/5/2006, sau khi có ít rượu, Lợi đến nhà Liễu và ở mãi không chịu về. Đến khoản 12 giờ đêm, Liễu không chịu được nên dọa sẽ sang nhà hàng xóm ngủ thì Lợi mới ra về.
Sáng hôm sau, khi vào trại giam thăm chồng, Liễu đã kể mọi sự cho Hận nghe. Hận tức giận yêu cầu với Ban giám thị trại giam được khai lại sự việc đã nhận tội thay. Lợi bị khởi tố.
Theo anh (chị), hành vi của Hận có cấu thành tội phạm không? Tại sao?
4. Trần Đình Thoại và Nguyễn Hải Dương bàn nhau đến nhà ông Lê Văn M. với mục đích thực hiện hành vi giết người và cướp tài sản, nhưng không thành (do gặp trở ngại khách quan từ phía cháu của ông M. là Dư Minh V. không ra mở cửa. Hôm sau, Dương tiếp tục gọi điện rủ Trần Đình Thoại tham gia vụ án, nhưng Thoại đã từ chối với lý do, bà nội bệnh nặng ở dưới quê, phải về gấp, không đi được. Cuối cùng, Dương đến nhà ông M và giết chết cả nhà, cướp tài sản của ông M.
Hỏi, Thoại có chịu TNHS với Dương không?
Bài 12: Những tình tiết loại trừ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi
1. Những nội dung chính:
a. Phòng vệ chính đáng (Điều 15 BLHS):
+ Khái niệm;
+ Những cơ sở lý luận của việc quy định chế định phòng vệ chính đáng;
+ Những điều kiện của phòng vệ chính đáng (liên quan đến hành vi tấn công và hành vi phòng vệ);
+ Một số vấn đề có liên quan (phòng vệ nhằm bảo vệ người thứ ba, rút lui, giúp đỡ người thực hiện chức năng thẩm quyền).
b. Tình thế cấp thiết (Điều 16 BLHS):
+ Khái niệm (Điều 16);
+ Điều kiện để xem xét là tình thế cấp thiết (liên quan đến nguồn nguy hiểm, hành vi gây thiệt hại, nội dung gây thiệt hại);
Mới:
a. Sự kiện bất ngờ
b. Tình trạng không có NLTNHS.
c. Bắt người phạm pháp:
Điều kiện để được xem xét là bắt người phạm pháp.
d. Thi hành chỉ thị cấp trên:
Một số trường hợp cụ thể.
e. Rủi ro trong sản xuất, nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học:
Các điều kiện xem xét.
2. Áp dụng:
a. Xem xét các nhận định sau là đúng hay sai và giải thích:
+ Giết nhiều người do phòng vệ chính đáng thì không bị truy cứu TNHS.
+ A cầm mã tấu xông thẳng vào định chém đầu B, sẵn có súng ngắn (shotgun) trong tay, B bắn gãy tay A.
Hành vi của B được xem là gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết.
+ Trong tình thế cấp thiết, chúng ta có thể gây ra bất kỳ loại thiệt hại nào được cho là cần thiết.
+A là tên cướp vượt ngục, khi thoát ra hắn kịp lôi cổ con gái của Giám thị mới 5 tuổi cùng cây colt đuôi của Phó Giám thị. Khi các cảnh sát đuổi theo, hắn kê colt đuôi vô đầu bé gái và hô to: đuổi theo tao nổ súng!
Nếu một chiến sĩ cảnh sát bắn chết hắn thì được coi là bắt người phạm tội.
+ Nếu người thi hành mệnh lệnh biết mệnh lệnh trái pháp luật mà vẫn thực hiện, gây thiệt hại cho xã hội thì phải tự chịu TNHS một mình.
+ Một bác sĩ tiêm thuốc khiến bệnh nhân chết thì được xem là rủi ro trong việc thực hiện nghề nghiệp của mình.
b. Giải quyết một số tình huống:
1. Khoảng 21h ngày 24/5/2015, tại quán thịt chó ở thôn Trạm Bạc (xã Lê Lợi, An Dương, Hải Phòng) xảy ra mâu thuẫn giữa 2 thanh niên. Khoảng 21h, một nhóm thanh niên mang theo dao kiếm đến đuổi đánh bất kì ai mà chúng thấy tại quán. Trong số đó có một cán bộ công an huyện An Dương là đại úy Lương Văn Phong, Đội phó đội CSGT - TT huyện An Dương. Bùi Đức Ngọc cầm kiếm truy đuổi anh Phong. Thấy nguy hiểm, anh Phong bỏ chạy nhưng vẫn bị Ngọc dùng kiếm đuổi theo và chém nhiều nhát hụt sau lưng nghe “chéo…chéo”. Khi chạy đến ôtô của mình, anh Phong rút súng ra bắn 1 phát vào ngực Bùi Đức Ngọc khiến nạn nhân loạng choạng rồi ngã gục chết ngay tại chỗ.
Theo anh (chị), hành vi của Phong có được coi là gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không? Tại sao?.
2. Chiều 28/11/2014, Nguyễn Đức Hải (23 tuổi) nhờ cha là ông Nguyễn Đức Tân (59 tuổi) chở tới ăn cưới tại xã bên. Khuya không thấy con về, nóng ruột, ông Tân chạy đến đám cưới tìm, thì thấy Hải vẫn say sưa chén anh chén chú. Sợ con say xỉn lại gây chuyện nên người cha ngon ngọt khuyên nhủ con ra về, nhưng anh ta gạt phăng quay qua chửi bới cha. Bất lực, ông Hải đành trở về nhà nằm chờ.
Đứa con bất hiếu về nhà sau khi đã chè chén no say. Dù bố mẹ đã đi ngủ, song anh ta vẫn gọi ông Tân thức dậy rồi buông lời mạt sát thậm tệ vì cho rằng cha làm xấu mặt mình giữa chốn đông người. Nghĩ con uống rượu say nên mất khả năng kiểm soát, người cha nhịn nhục, nhẹ nhàng khuyên con đi ngủ. Tuy nhiên, đứa con bất trị nổi cơn điên chạy hùng hục lấy một thanh gỗ lao vào đánh bố.
Nghe to tiếng, bà Trịnh Thị Hưởng (mẹ Hải) đang nằm ôm đứa cháu trong phòng hớt hải chạy ra can ngăn. Không nghe, Hải còn xông tới vung gậy đánh mẹ tới tấp.
Lúc này, bà con lối xóm, anh em họ hàng g nghe tiếng gào khóc nên chạy tới can ngăn, bèn bị Hải cầm dao rượt chém. Ai nấy đều sợ tái mặt, muốn nhảy vào giúp nhưng cũng đành bất lực.
Trong cơn điên loạn, Hải xông vào buồng túm cổ đứa cháu mới 4 tuổi lôi ra ngoài uy hiếp và dọa sẽ giết cả nhà. Hai vợ chồng ông Tân quỳ gối, chắp tay lạy con như tế sao, gào khóc van xin con trai tha cho cháu. Nhưng Hải như mất hết tính người, một tay giữ chặt cháu, tay kia kề dao vào cổ. Mỗi lần cháu bé van xin tha mạng, đối tượng điên loạn vung tay tát bôm bốp vào miệng bắt im lặng
Đến 2h sáng ngày 29/11, Hải vẫn kề dao vào cổ đứa bé, xung quanh hàng chục người cùng vợ chồng ông Tân hết lời van nài khẩn thiết. Bất ngờ Hải như hăng máu hơn, chửi bới, la hét rồi vung dao chém thẳng vào đầu cháu bé.
Nhanh như cắt, ông Tân lao tới giơ thanh gỗ đang cầm trên tay đỡ nhát dao oan nghiệt. Tình thế nguy cấp, mẹ Hải lao tới cắn vào tay nghịch tử giải thoát cho cháu nội đang gào khóc thảm thiết. Đứa con điên loạn vẫn vung dao.
Không thể tiếp tục bình tĩnh trước đứa con không còn tính người, ông Tân dùng thanh gỗ làm đồ mộc lao tới đánh liên tục vào đầu con.
Kết quả giám định cho thấy “thằng nghịch tử” “ngủm” do chấn thương sọ não.
Vụ này có được coi là phòng vệ chính đáng không ta? Giải thích.
3. Do nghiện ma túy đá, nên Linh sớm gia nhập cùng với các đối tượng bất hảo khác hành nghề cướp giật, trộm cắp để lấy tiền mua ma túy sử dụng. Chiều 16-3/2015, Linh cùng bàn bạc với Nhóc và hẹn gặp nhau ở bệnh viện quận Thủ Đức, để Nhóc chở Linh đi cướp giật tài sản của người đi đường.
Khoảng 16 giờ 40 cùng ngày, có hai học sinh là em Nguyễn Thị Mỹ Huyền (16 tuổi) và Bùi Thị Lan Tiên (15 tuổi) đang chở nhau đi học về bằng xe đạp điện. Khi thấy Huyền và Tiên đi trên đường Phú Châu, đoạn gần bệnh viện Thủ Đức thì Linh và Nhóc phát hiện Tiên ngồi sau xe có đeo bông tai bằng vàng, nên Nhóc bèn chở Linh bám theo sau. Nhóc cho xe áp sát hai em học sinh, dùng tay giật mạnh chiếc bông tai của Tiên rồi bỏ chạy về hướng cầu vượt Sóng Thần. Do bị bất ngờ nên hai nữ sinh không kịp truy hô, chỉ biết tiếp tục chạy xe về nhà.
Tuy nhiên khoảng 15 phút sau, khi đi đến gần cổng chào khu công nghiệp Sóng Thần, Dĩ An, Bình Dương, thì hai nữ sinh phát hiện Linh và Nhóc đang điều khiển xe chạy ngược chiều với mình. Thấy vậy em Huyền và Tiên nhanh trí cho xe đạp điện lao thẳng vào xe hai đối tượng rồi la lớn nhờ người dân hỗ trợ. Dù bị ngã xe nhưng Nhóc tiếp tục dựng xe bỏ chạy thoát thân, còn Linh bị người dân bắt giữ giao công an TX.Dĩ An. Do vụ việc xảy ra ở Thủ Đức nên công an Dĩ An bàn giao Linh cho công an Thủ Đức tiếp nhận điều tra. Linh bị té xe dẫn đến thương tật tỷ lệ 15%.
Hỏi hai nữ sinh có bị coi là phạm tội không? Tại sao?
[1] Năm thật 1993.